Tư vấn online
Chào chị!
Cảm ơn chị đã gửi câu hỏi tới iCNM,
Máy giật cơ là những động tác không tự chủ nhỏ liên quan đến các khu vực nhỏ của cơ bắp hoặc cơ bắp sợi. Hầu hết các hiện tượng giật cơ mà bản thân ta nhận biết được đều là rung giật bó cơ. Rung giật bó cơ (fasciculation) là những cử động máy giật của cơ mà người ta có thể cảm nhận thấy và nhìn thấy được. Có nhiều điều kiện khác nhau có thể gây hiện tượng giật cơ. Giật cơ với tần số, biên độ, nhỏ, trong khoảng thời gian ngắn thường là kết quả của các nguyên nhân liên quan đến lối sống, thường ít nghiêm trọng hơn.
+ Nguyên nhân phổ biến thường gặp:
- Phổ biến nhất là do quá căng thẳng, stress kéo dài dẫn đến giật cơ. Biểu hiện này khá lành tính, không cần điều trị, nó sẽ tự hết khi nghỉ ngơi, thư giãn và điều tiết cảm xúc tốt.
- Tập thể dục, vận động quá sức gây mất nhiều nước, điện giải dẫn đến chuột rút hoặc giật cơ. Ngoài ra, vận động quá sức làm axit lactic tích tụ trong các cơ được sử dụng trong khi tập thể dục. Thường gặp nhất là bụng, đùi hay bắp tay. Nguyên nhân này cũng có thể khiến cơ các vùng này bị giật liên tục
- Chế độ ăn thiếu vi chất cần thiết cho cơ thể như magie, canxi, vitamin nhóm B…
- Dùng quá nhiều chất kích thích như rượu bia, cafe, thuốc lá... Tình trạng này có thể khiến bạn có biểu hiện rung giật cơ toàn thân hoặc rối loạn tâm thần.
- Chất nicotine được tìm thấy trong thuốc lá và các sản phẩm thuốc lá khác có thể gây giật cơ, đặc biệt là ở chân.
- Giật cơ có thể xảy ra ở mí mắt hoặc vùng xung quanh mắt khi mí mắt hoặc bề mặt của mắt bị kích thích.
- Tác dụng phụ của thuốc như thuốc lợi tiểu, corticoid, estrogen...
+ Một số bệnh lí thần kinh:
- Teo cơ tủy sống
- Hội chứng Tourette
- Bệnh Parkinson
- Đa xơ cứng
- Chứng xơ cứng teo bên tai (bệnh ALS hoặc Lou Gehrig)
- Loạn dưỡng cơ bắp.
- Bệnh động kinh.
- Quá trình tái tạo tổn thương dây thần kinh.
Hiện tượng máy giật cơ của chị xảy ra vùng bắp tay trái không rõ có biểu hiện teo cơ, yếu chi hay không, tần xuất cụ thể ra sao, có hoàn cảnh khởi phát đặc biệt nào hay không?
Nếu với tần xuất ít, trước tiên chị nên phối hợp massage thư giãn cơ, hoạt động thể lực vừa sức, tránh quá sức, ngủ đủ giấc, tránh stress, bổ sung đầy đủ các vitamin B, D, canxi....và theo dõi tiếp chị nhé. Với các xét nghiệm chị đã làm có giảm nhẹ vitamin D nên tăng cường tắm nắng.
Nếu tình trạng liên tục kéo dài hay có các biểu hiện khác kèm theo ( teo cơ, yếu vận động...) chị nên thăm khám bác sĩ chuyên khoa thần kinh để được hỗ trợ.
Chúc chị sức khỏe!
Bác sũ Bùi Thị Thanh.
Mọi chi tiết về dịch vụ cần được hỗ trợ thêm, đặt lịch khám tại bệnh viện hoặc đặt lịch xét nghiệm máu tại nhà chị vui lòng liên hệ tổng đài 1900 56 56 56 (phục vụ 24/24) của MEDLATEC hoặc hotline 0945988588 (trong giờ hành chính), hoặc đặt lịch xét nghiệm tại nhà qua tính năng đặt lịch của ứng dụng iCNM.
Hệ thống y tế MEDLATEC:
- Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC Ba Đình: 42-44 Nghĩa Dũng, Ba Đình, Hà Nội.
- Phòng khám Đa khoa MEDLATEC Tây Hồ: 99 Trích Sài, Tây Hồ, Hà Nội
- Phòng khám Đa khoa MEDLATEC Thanh Xuân: Số 3, Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
- MEDLATEC TP.HCM: 98 Thích Quảng Đức, Phường 5, Quận Phú Nhuận, TP.HCM
- Và các chi nhánh tại 15 tỉnh thành, thực hiện dịch vụ xét nghiệm tại nhà ở 43 tỉnh thành khác trên toàn quốc.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!
