Tư vấn online
Chào anh,
Cảm ơn anh đã gửi câu hỏi đến iCNM!
Bác sỹ xin trả lờ câu hỏi của anh như sau:
1. Thoái hóa khớp gối là hậu quả của quá trình cơ học và sinh học làm mất cân bằng giữa tổng hợp, huỷ hoại của sụn, xương dưới sụn. Bệnh tiến triển theo tuổi, xuất hiện nữ nhiều hơn nam, thường bắt đầu từ 38- 40 tuổi, chủ yếu gây đau khớp kiểu cơ học, có thể ảnh hưởng đến vận động và gây biến dạng khớp gối.
2. Về điều trị thoái hóa khớp gối
* Nội khoa
− Điều trị triệu chứng, giảm đau trong các đợt tiến triển bằng các nhóm thuốc như
+ Thuốc giảm đau: paracetamol..
+ Thuốc chống viêm không steroid NSAIDs: dạng uống như meloxicam, celecoxib... hoặc dạng bôi như Voltarel emugel..
+ Corticoid tiêm nội khớp
- Điều trị theo cơ chế bệnh sinh:
+ Dùng nhóm thuốc chống thoái hóa tác dụng chậm như glucosamine sulfate, chondroitin sulfate ( Bonlutin), diacerin, cao không xà phòng hóa quả bơ và dầu đậu lành (Piasclendine)...
+ Liệu pháp tiêm huyết tương giàu tiểu cầu
+ Ghép tế bào gốc
* Phục hồi chức năng vận động của khớp, hạn chế và ngăn ngừa biến dạng khớp
Vật lý trị liệu: Các phương pháp siêu âm, hồng ngoại, chườm nóng, liệu pháp suối khoáng, bùn có hiệu quả cao.
* Điều trị ngoại khoa
- Nội soi khớp
+ Cắt lọc, bào, rửa khớp.
+ Khoan kích thích tạo xương (microfrature).
+ Cấy ghép tế bào sụn.
- Phẫu thuật thay khớp nhân tạo: Được chỉ định ở các thể nặng tiến triển, có giảm nhiều chức năng vận động.
3. Về trường hợp của anh
Trong thời gian anh bị đau khớp anh có thể sử dụng các thuốc chống viêm như Celecoxib, paracetamol bác sỹ đã kê trong đơn, Esotrax là esomeprazol ức chế bơm proton uống kèm để giảm tác dụng phụ lên đường tiêu hóa.
Các thuốc còn lại Piasclendine, Bonlutin, Diacerin là thuốc chống thoái hóa tác dụng chậm cần phải uống liên tục trong ít nhất 1 tháng mới có tác dụng, thuốc có thể sử dụng liên tục trong 3-6 tháng hoặc lâu hơn tùy từng trường hợp.
Ngoài sử dụng thuốc, để hạn chế đau và chống thoái hóa khớp anh cần
+ Tránh tư thế xấu trong lao động và sinh hoạt.
+ Tránh các động tác quá mạnh
+ Kiểm soát cân nặng, tránh béo phì
+ Chế độ vận động thể dục thể thao hợp: đi bộ hoặc đạp xe tại chỗ, bơi là các biện pháp tập luyện tốt.
Nếu không đỡ anh nên khám lại bác sỹ để được tư vấn cụ thể.
Mọi chi tiết về dịch vụ cần được hỗ trợ thêm, đặt lịch khám tại bệnh viện hoặc đặt lịch xét nghiệm máu tại nhà bạn vui lòng liên hệ tổng đài 1900 56 56 56 (phục vụ 24/24) của MEDLATEC hoặc hotline 0945988588 (trong giờ hành chính), hoặc đặt lịch xét nghiệm tại nhà qua tính năng đặt lịch của ứng dụng iCNM.
Hệ thống y tế MEDLATEC:
MEDLATEC Ba Đình: 42-44 Nghĩa Dũng, Ba Đình, Hà Nội.
MEDLATEC Tây Hồ: 99 Trích Sài, Tây Hồ, Hà Nội
MEDLATEC Thanh Xuân: Số 5, Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
MEDLATEC TP.HCM: 98 Thích Quảng Đức, Phường 5, Quận Phú Nhuận, TP.HCM
Chúc anh nhiều sức khỏe!
Bác sĩ Nguyễn Thị Huyền.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!
