Tư vấn online
Bạn Dương thân mến,
Cảm ơn bạn đã quan tâm và tin tưởng dịch vụ của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC,
Ho là phản xạ tự nhiên của cơ thể nhằm tống đẩy dị vật trong đường thở ra ngoài. Khi trẻ ho, bố mẹ cần phân biệt:
- Trẻ bị ho khan, là ho không có đờm, thường gặp khi bị viêm họng, ngạt mũi hay hắt hơi, chảy nước mũi.
- Trẻ bị ho có đờm, là khi trẻ ho thường tiết nhiều đờm loãng hoặc đặc.
- Trẻ bị ho khò khè, bị ho đi kèm với thở khò khè có thể là dấu hiệu của bệnh viêm đường hô hấp dưới.
- Ho cơn, tím tái mặt, ho lâu ngày... cần phân biệt ho gà ở trẻ chưa tiêm phòng.
Tùy thuộc vào dấu hiệu ho, mức độ khạc đờm, màu sắc và các triệu chứng kèm theo: khó thở, sốt,…để xác định nguyên nhân gây bệnh và điều trị theo nguyên nhân. Khi nào cần đưa con đi khám? Trong trường hợp trẻ bị ho tím tái ở môi, ở đầu ngón tay, ngón chân, thở khó, thở nhanh, có tiếng khò khè, ăn uống kém, bỏ bữa, ăn ít, sốt hay nôn chớ,... thì cha mẹ cần lưu ý có thể trẻ đang bị bệnh, cần đưa đi khám ngay.
Trường hợp bé nhà bạn có ho, nếu con ho thúng thắng, không đờm, ho về đêm thì thường ho do kích ứng thời tiết, hẹp tắc lỗ mũi sau. Ho có đờm về đêm thường do viêm mũi xoang... Bạn nên:
- Giữ ấm cổ, người cho trẻ khi trời lạnh.
- Vệ sinh môi trường xung quanh trẻ sạch sẽ, thoáng mát, tránh ẩm mốc. Không nên để bé tiếp xúc với khỏi thuốc lá.
- Thường xuyên vệ sinh mũi, họng cho trẻ
Ra mồ hôi ban đêm ở trẻ do nhiều nguyên nhân. Đa số do nhiệt độ cao: thân nhiều cơ thể, phòng ốc; độ thông thoáng gió,... Nếu trẻ ra nhiều mồ hôi trộm, đêm ngủ trằn trọc, rụng tóc gáy, chậm mọc răng,... có thể là tình trạng thiếu vitamin D, canxi. Bạn nên đưa trẻ qua bệnh viện có chuyên khoa nhi hoặc qua MEDLATEC để được thăm khám và tư vấn.
Chúc bạn và gia đình sức khoẻ.
Bác sỹ Dương Thị Thủy.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!