Tư vấn online

nguyễn thị bảo ngọc
Đã hỏi: Ngày 27/02/2020
dị ứng nước
con muốn hỏi là sao mà từ lúc nhỏ thì con kh bị dị ứng nước, mồ hôi , nước biển nhưng trong khoảng 3 năm gần đây thì cứ ra mồ hôi lại mẫm đỏ và ngứa, tắm biển cũng vậy tầm nửa tiếng lại mẫn đỏ ngứa, tắm bình thường cũng vẫn mẫn đỏ và ngứa nhưng kh nhiều bằng 2 cái trên
0 lượt xem
Bác sĩ Medlatec
Đã trả lời: Ngày 01/03/2020

Chào em!
Cảm ơn em đã gửi câu hỏi đến iCNM, 


Bác sỹ xin trả lời câu hỏi của em như sau:

1. Nước biển, nước sinh hoạt,  mồ hôi... ngoài yếu tố là nước chiếm chủ yếu thì các loại nước trên còn được cấu thành bởi nhiều yếu tố khác tạo nên sự khác biệt giữa các loại nước trên.

1.1. Nước biển của các biển và đại dương trên thế giới có độ mặn khoảng 3,5%. Điều này có nghĩa là cứ 1 lít nước biển chứa khoảng 35 gam muối, phần lớn (nhưng không phải toàn bộ) là natriclorid (NaCl) hòa tan trong đó dưới dạng các ion Na+ và Cl-. Ngoài ra trong nước biển còn có các thành phần khác như  K+ , Mg2+, Br-, H+, SO42-, HCO3-, O2...

1.2. Mồ hôi
Mồ hôi là một chất dịch lỏng với dung môi là nước và nhiều loại chất tan hàm chứa trong đó (chủ yếu là các muối clorua) do các tuyến mồ hôi nằm ở da của các động vật có vú tiết ra.
Mồ hôi có tỷ trọng 1.001-1.008, có tính chất acid, độ pH 4-6. Thành phần của mồ hôi bao gồm:
– Nước 98 – 99%
– Chất hữu cơ 0, 6%
– Muối khoáng (natri clorua) 0, 5%
– Sunfat, phốt phat.
(Tuy nhiên tỷ lệ % thành phần chính xác có thể thay đổi và tùy theo loại tuyến mồ hôi tiết ra).
Mồ hôi có tác dụng làm mát cơ thể, thải các độc tố, hàng rào bảo vệ cơ thể do có đặc tính kháng khuẩn, làm mềm da... Tuy nhiên khi mồ hôi tiết quá nhiều có thể gây ra các biểu hiện như làm tăng nguy cơ viêm nhiễm ngoài da, chậm liền vết thương, mẩn ngứa, gây ra mùi cơ thể khó chịu ( bình thường mồ hôi không có mùi).

1.3. Nước sinh hoạt là nước  được sử dụng hàng ngay cho nhu cầu sinh hoạt như tắm, giặt giũ, nấu nướng, rửa,vệ sinh…. thường không sử dụng để ăn, uống trực tiếp.
Các loại nguồn nước sinh hoạt được sử dụng phổ biến nhất hiện nay
- Nguồn nước ngầm hay còn gọi là giếng khoan, giếng đào
- Nguồn nước mưa
- Nguồn nước máy đã qua xử lý của nhà máy nước

Mỗi loại nước sinh hoạt ngoài nước (H2O) lại có thành phần khác nhau.

2. Về hiện tượng mẩn ngứa khi tiếp xúc với nước của em có thể do nhiều nguyên nhân có thể gặp như

2.1 Dị ứng với một trong các thành phần của các loại nước trên. Mỗi loại nước trên đều được cấu tạo bởi nước H2O là chủ yếu và các ion nhưng với hàm lượng khác nhau, chưa kể nước biển, nước sinh hoạt bị ô nhiễm bởi nhiều yếu tố vô cơ hoặc hữu cơ độc hại khác . Do vậy khi anh tiếp xúc với thành phần gây dị ứng trong nước ( tương tự khi tiếp xúc với các loại thuố , đồ ăn, các dị nguyên khác như lông xúc vật..., phấn hoa...) sẽ kích thích hệ miễn dịch phóng thích histamine giãn mạch gây ngứa ngáy, sưng đỏ và nổi sẩn thoáng qua nhưng cũng có thể là mày đay cấp thậm trí phản vệ nặng cần điều trị.

2.2. Do chà xát da mạnh khi tắm

Sử dụng tay, bông tắm hoặc xơ mướp chà xát mạnh có thể khiến da bị trầy xước và chảy máu. Ngoài ra ở những người có cơ địa nhạy cảm, da còn có thể bị kích thích và nổi mề đay đột ngột. Nổi mề đay do chà xát mạnh thường gây tổn thương khu trú ở một số vị trí và ít khi lan tỏa ra toàn thân.

2.3. Tắm ngay khi cơ thể ra nhiều mồ hôi sau vận động hoặc tắm nước quá nóng

Tắm ngay sau khi vận động nhiều hoặc khi tắm nước nóng cơ thể sẽ có phản ứng giãn mạch, giãn nở các lỗ chân tăng tiết mồ hôi nhằm điều hòa thân nhiệt cũng như đào thải các chất. Tuy nhiên hơi nước sẽ ngấm qua lỗ chân lông vào da và trong cơ thể làm cho bạn dễ bị nhiễm lạnh, dẫn đến ho, sốt hoặc có nguy cơ viêm phổi.

Ngoài ra tắm khi đổ mồ hôi nhiều hoặc tắm nước nóng làm tăng nguy cơ biểu hiện bệnh mày đay do cholin (hay còn gọi là mày đay cholinergic) là một thể của nhóm mày đay vật lý, trong đó thương tổn của mày đay gây ra bởi sự tác động, kích thích của các yếu tố vật lý.

Tác nhân kích thích trong mày đay do cholin là nhiệt và mồ hôi. Bệnh khởi phát khi thân nhiệt tăng cao và tiết nhiều mồ hôi.
Khi cơ thể tăng thân nhiệt và bài tiết nhiều mồ hôi, acetylcholine sẽ được giải phóng. Thành phần này kích thích các tế bào mast phóng thích histamine và gây ra tổn thương da. So với các thể mề đay khác, mề đay Cholinergic không chỉ gây triệu chứng cơ năng mà còn làm phát sinh một số biểu hiện toàn thân.

***
Vậy trường hợp của em trước hết để hạn chế biểu hiện "dị ứng" khi tắm anh cần xem lại nguồn nước tắm tránh sử dụng nguồn nước ô nhiễm, không nên tắm ngay sau khi vận động nhiều hoặc ra mồ hôi nhiều... Nếu không đỡ em nên đến khám bác sỹ chuyên khoa da liễu, miễn dịch dị ứng để khám và tư vấn trực tiếp..

Mọi chi tiết về dịch vụ cần được hỗ trợ thêm, đặt lịch khám tại bệnh viện hoặc đặt lịch xét nghiệm máu tại nhà em vui lòng liên hệ tổng đài 1900 56 56 56 (phục vụ 24/24)  của  MEDLATEC hoặc hotline 0945988588 (trong giờ hành chính), hoặc đặt lịch xét nghiệm tại nhà qua tính năng đặt lịch của ứng dụng iCNM. 
Hệ thống y tế MEDLATEC:
- Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC Ba Đình: 42-44 Nghĩa Dũng, Ba Đình, Hà Nội.
- Phòng khám Đa khoa MEDLATEC Tây Hồ: 99 Trích Sài, Tây Hồ, Hà Nội
- Phòng khám Đa khoa MEDLATEC Thanh Xuân: Số 5, Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
- MEDLATEC TP.HCM: 98 Thích Quảng Đức, Phường 5, Quận Phú Nhuận, TP.HCM

Chúc em nhiều sức khỏe!

Bác sĩ Nguyễn Thị Huyền.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ